THÔNG BÁO VỀ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII  | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM | Do Đ/c Hoàng Bình Quân, Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, trình bày tại Buổi thông báo 

Tiếng Việt

 

với Đoàn Ngoại giao và các tổ chức quốc tế (Trung tâm Hội nghị Quốc tế, 14g00, thứ Hai, ngày 18/01/2021) 

Thưa các vị Đại sứ, Đại biện, Trưởng Đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Thưa các quý vị và các bạn, 

Trước hết, tôi gửi lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành tới các Quý vị đã tới dự Cuộc họp thông báo về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay. 

| Cùng chủ trì cuộc họp thông báo hôm nay có đại diện lãnh đạo Văn phòng Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao. Tham dự còn có đại diện Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Dân vận Trung ương. 

| Sau đây, được sự ủy quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi xin thông báo với Quý vị một số thông tin cơ bản về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

I. Ý NGHĨA, THỜI GIAN, NHIỆM VỤ CỦA ĐẠI HỘI, ĐẠI BIỂU ĐẠI HỘI 

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam là đại hội thường kỳ của Đảng, họp 5 năm một lần, là sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam và là dấu mốc rất quan trọng trong quá trình phát triển của Đảng và đất nước. 

2. Đại hội lần này sẽ được triệu tập từ ngày 25/01 đến ngày 02/02/2021 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Hà Nội. Đại hội sẽ họp phiên trù bị trong ngày 25/01. Phiên khai mạc sẽ diễn ra vào 08h00 sáng ngày 26/01/2021. 

3. Đại hội lần thứ XIII sẽ thảo luận và thông qua: 

(i) Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng (đây là văn kiện trung tâm của Đại hội); 

(ii) Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; 

(iii) Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; 

(iv) Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII; 

(v) Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII (trình Đại hội XIII); 

(vi) Bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII (nhiệm kỳ 2021-2026) - cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng giữa hai kỳ Đại hội. 

4. Tham dự Đại hội có 1.587 đại biểu, đại diện cho hơn 1,1 triệu đảng viên. Trong đó, đại biểu đương nhiên là 191 (là các Ủy viên Trung ương Đảng đương nhiệm), chiếm tỷ lệ 12,03%; đại biểu được bầu tại các đại hội Đảng bộ trực thuộc Trung ương là 1.381, chiếm tỷ lệ 87,01%; đại biểu chỉ định là 15, chiếm tỷ lệ 0,94%. Đại biểu có trình độ từ thạc sỹ trở lên là 67,67%." 

Ngoài đại biểu chính thức, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam mời các vị nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khóa III đến khóa VII; đại diện Mẹ Việt Nam anh hùng; đại diện nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sỹ, chức sắc tôn giáo, thanh niên tiêu biểu...đến dự Đại hội XIII. 

II. QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI 1. Bối cảnh 

Qua gần 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những | thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Quy mô, trình độ phát triển của nền kinh tế được nâng lên đáng kể. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng, đi vào chiều sâu. 

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều khó khăn, thách thức lớn, bất ngờ, đặt ra nhiều thách thức lẫn cơ hội đối với sự phát triển của đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ quan trọng là tiếp tục lãnh đạo đất nước tiến lên, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi 

1 Theo số liệu của Ban Tổ chức Trung ương gửi ngày 06/01/2021. 

mới, đồng thời tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

2. Quá trình chuẩn bị Đại hội 

Với nhiệm vụ quan trọng như trên, công tác chỉ đạo chuẩn bị Đại hội được Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo chặt chẽ, sát sao. Các Tiểu ban và bộ máy giúp việc, trong đó có Tiểu ban Văn kiện, Tiểu ban Nhân sự, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội, Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, Tiểu ban Điều lệ Đảng đã sớm được thành lập ngay từ cuối năm 2018 để tiến hành công tác chuẩn bị Đại hội. Chúng tôi đã hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch và nhiệm vụ đặt ra, đạt chất lượng cao về các mặt. Trong bối cảnh Đại dịch Covid-19 và trong nước gặp nhiều thiên tai lũ lụt lớn thì việc hoàn thành đúng tiến độ các công việc chuẩn bị cho Đại hội đã thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của toàn Đảng, toàn dân. 

| Trong quá trình triển khai các công việc chuẩn bị cho Đại hội, cả về mặt tổ chức, nội dung và công tác nhân sự, chúng tôi đặc biệt chú trọng và bám sát vào các nguyên tắc sau: 

(1) Kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc trong Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối, chủ trương của Đảng; 

(2) Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đề cao trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Giữ vững các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ. 

(3) Phát huy dân chủ rộng rãi, tập hợp cao độ trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. 

(4) Tôn trọng quy luật khách quan, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, làm tốt công tác dự báo để xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi cho cả trước mắt và lâu dài; 

(5) Nhìn thẳng vào những hạn chế, yếu kém, chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, rút ra bài học kinh nghiệm để có giải pháp khắc phục. 

2.1 Về quá trình chuẩn bị các văn kiện và nội dung văn kiện 

Việc xây dựng các dự thảo văn kiện được chuẩn bị từ rất sớm, công phu, bài bản, trí tuệ, dân chủ và cầu thị. Dự thảo các văn kiện được lấy ý kiến rất rộng rãi trong toàn Đảng, toàn dân, cả trong nước và ở nước ngoài. Các đồng chí nguyên là Lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cán bộ, đảng viên, các đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các nhà khoa học, các nhà quản lý và đông đảo các tầng lớp nhân dân trong nước và đồng bào Việt Nam định cư ở nước ngoài đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tâm huyết, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với Đảng, với nhân dân, đất nước. Đây là đợt sinh hoạt chính trị rất quan trọng và sâu rộng, thể hiện tinh thần thật sự cầu thị, dân chủ ngày càng cao trong Đảng, trong nhân dân và xã hội, phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tham gia vào quá trình hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến góp ý của toàn dân, Tiểu ban Văn kiện Đại hội đã tiếp thu, bổ sung và hoàn chỉnh dự thảo các Văn kiện trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét thông qua để trình ra Đại hội XIII. 

Các văn kiện trình Đại hội XIII lần này, mà trung tâm là Báo cáo chính trị, không chỉ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng mà còn nhìn lại 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020; đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 (thời điểm tròn 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước); xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 (thời điểm tròn 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam); và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045 (thời điểm tròn 100 năm thành lập nước). Đây sẽ là những dấu mốc rất quan trọng trong quá trình phát triển của Đảng và đất nước chúng tôi, có ý nghĩa định hướng và tầm nhìn chiến lược cho tương lai. 

| Dự thảo các văn kiện trình Đại hội của Đảng lần này đã quán triệt sâu sắc nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiên định và đổi mới, giữa kế thừa và phát triển; đã kế thừa, bổ sung phát triển đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 35 năm qua với nhiều nội dung đổi mới và điểm nhấn quan trọng, thể hiện tầm nhìn, tư duy chiến lược, khát vọng phát triển của dân tộc và quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tiếp tục 

đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và phát triển đất nước nhanh và bền vững. 

Về tầm nhìn, dự thảo đã cập nhật kịp thời những diễn biến mới nhất của tình hình trong nước và thế giới, phân tích, dự báo có cơ sở khoa học về tình hình và xu hướng phát triển của thế giới và đất nước trong giai đoạn mới, tạo cơ sở cho việc xác định các mục tiêu phát triển mới trong 5 năm, 10 năm tới và tầm nhìn đến năm 2030 – kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và 2045 – kỷ niệm 100 năm thành lập nước. 

Theo đó, dự thảo đề ra mục tiêu tổng quát là: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Dự thảo đề ra các mục tiêu cụ thể là: 

+ Đến năm 2025: Là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. 

+ Đến năm 2030 - kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. 

+ Đến năm 2045 - kỷ niệm 100 năm thành lập Nước: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao. 

| Để thực hiện được các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể nêu trên, dự thảo văn kiện đã xác định những nội dung mới mang tính đột phá, trong đó: 

Một là đã bổ sung và làm rõ hơn các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng chúng tôi trong lãnh đạo phát triển đất nước. 

Hai là xác định rõ hơn các mối quan hệ lớn, nhất là mối quan hệ giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường... 

Ba là bổ sung, cụ thể hoá ba đột phá chiến lược do Đại hội lần thứ XI, XII của Đảng đề ra cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới, bao gồm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Phát triển nguồn nhân lực; Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. 

Về các phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp: Dự thảo đã bám sát tình hình và xu hướng phát triển của đất nước và thế giới, đề ra 12 định hướng phát triển đất nước trong thời kỳ chiến lược 10 năm 2021 - 2030, 06 nhiệm vụ trọng tâm, 03 đột phá chiến lược và các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đổi mới, phát triển các ngành, lĩnh vực cụ thể với nhiều nội dung đổi mới quan trọng. 

Với phương châm Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển, Đại hội XII của Đảng sẽ tiếp tục thảo luận kỹ lưỡng, hoàn chỉnh và biểu quyết thông qua các văn kiện của Đại hội. Chúng tôi sẽ thông tin tới các quý vị các nội dung và kết quả cụ thể ngay sau khi Đại hội kết thúc. 

2.2 Về công tác nhân sự 

| Công tác nhân sự có vai trò, vị trí và tầm quan trọng đặc biệt, bởi nó không chỉ gắn với thành công của Đại hội mà còn mang ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của Đảng và đất nước trong giai đoạn mới. Do đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ, coi đây là khâu “then chốt” của nhiệm vụ “then chốt”. Công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá mới được Đảng Cộng sản Việt Nam chuẩn bị bài bản, kỹ lưỡng, thận trọng, chặt chẽ, làm từng bước, từng việc, từng khâu, bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm theo đúng quy trình nhân sự đã đề ra, bảo đảm Ban Chấp hành Trung ương khóa mới phải là một tập thể thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiêu biểu về trí tuệ, có tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về tính chiến đấu, tính kỷ luật; gắn bó mật thiết với nhân dân, biết lắng nghe, tự phê bình và phê bình nghiêm túc, quy tụ được sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân; đủ uy tín, năng lực lãnh đạo đất nước trong thời kỳ mới. 

Trong công tác nhân sự, chúng tôi xác định xử lý hài hoà, hợp lý mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu, trong đó tiêu chuẩn là chính, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn; coi trọng cả đức và tài, trong đó đức là gốc. 

Về cơ cấu, trên cơ sở bảo đảm tiêu chuẩn, Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII sẽ có số lượng và cơ cấu hợp lý để bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, có tính kế 

thừa, ổn định, đổi mới và phát triển. Trong đó sẽ tăng cường số lượng Uỷ viên Trung ương ở các vị trí, địa bàn, lĩnh vực công tác trọng yếu; chú ý tăng thêm tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII sẽ có 3 độ tuổi: Dưới 50, từ 50 đến 60 và từ 61 tuổi trở lên. 

Cũng xin thông tin thêm với quý vị là chất lượng nhân sự lãnh đạo được bầu tại các đại hội đảng bộ các cấp, từ cấp cơ sở tới cấp trực thuộc Trung ương vừa qua đã được nâng lên rõ rệt: Trình độ học vấn, lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao; tuổi đời trẻ hơn, tỉ lệ nữ và người dân tộc thiểu số cao hơn nhiều so với các nhiệm kỳ trước. 100% cấp ủy viên đều có trình độ chuyên môn từ cao đẳng, đại học trở lên; có 3.493/3.504 cấp ủy viên có trình độ lý luận chính trị cao cấp/tương đương (chiếm 99,69%). 

III. VỀ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 

Nhân dịp này, tôi xin thông tin với các Quý vị một số nội dung về quan hệ đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

| Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam có quan hệ với 247 đảng ở 111 quốc gia trên thế giới. Trong nhiệm kỳ vừa qua, quan hệ đối ngoại của Đảng chúng tôi tiếp tục được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu. Với tư cách là một đảng cộng sản cầm quyền, chúng tôi đã chú trọng mở rộng, phát triển với nhiều đảng cầm quyền, tham chính, các chính đảng lớn tại các nước, các diễn đàn đa phương chính đảng, các tổ chức, chính giới, các cơ quan hành pháp, lập pháp ở nhiều nước. 

| Quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các chính đảng trên thế giới thời gian qua tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, góp phần tạo nền tảng chính trị quan trọng cho việc ổn định, mở rộng và thắt chặt quan hệ song phương của Việt Nam với các nước, đóng góp hiệu quả vào việc xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh và phát triển của đất nước, qua đó góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước. Đặc biệt, quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cầm quyền ở các nước XHCN và láng giềng chung biên giới tiếp tục đóng vai trò nòng cốt, định hướng chiến lược tổng thể cho quan hệ song phương; quan hệ với các đảng cầm quyền, tham chính ở nhiều nước đối tác quan trọng được chú trọng thúc đẩy, mở rộng và có bước đột phá mới, góp phần củng cố các khuôn khổ quan hệ ổn định, bền vững với các nước. Các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là các chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng 

2 Nguồn: Báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương 

Cộng sản Việt Nam tới các nước đã góp phần quan trọng trong việc củng cố các khuôn khổ quan hệ ổn định, bền vững với các nước và đối tác quan trọng, nhất là đã nâng cấp, xác lập nhiều khuôn khổ quan hệ mới giữa Việt Nam với các nước. 

Nhân dịp Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo các chính đảng, lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, các cá nhân và bạn bè quốc tế đã gửi thư, điện chúc mừng tới Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác và tình cảm đối với Đảng, đất nước và nhân dân Việt Nam. Đây là sự cổ vũ, động viên to lớn đối với toàn Đảng, toàn dân chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn sự cổ vũ, động viên của các Quý vị. 

Nhân dịp này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trận trọng mời Đoàn Ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đến dự Phiên khai mạc và Phiên bế mạc của Đại hội lần thứ XIII. Chúng tôi sẽ chuyển Giấy mời sớm nhất đến các Quý vị. Chúng tôi cũng xin thông tin với quý vị, hiện nay Đại dịch Covid-19 ở Việt Nam đã được kiểm soát tốt, song dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, do đó chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ các phương án nhằm bảo đảm các quy định về phòng chống dịch, trong đó sẽ tổ chức xét nghiệm đối với tất cả các đại biểu, khách mời của Đại hội cũng như tất cả các cá nhân tham gia phục vụ Đại hội. 

| Trên đây là một số thông tin về Đại hội XIII mà chúng tôi muốn gửi đến Quý vị. Xin trân trọng cảm ơn các Quý vị đã quan tâm theo dõi. Sau đây, nếu Quý vị có câu hỏi gì liên quan về Đại hội XIII xin vui lòng nêu; chúng tôi sẽ cùng trao đổi. 

................ 

Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Quý vị. 

Nhân dịp năm mới 2021, tôi xin chúc Quý vị có một năm mới an toàn, vui vẻ, thật nhiều thành công và hạnh phúc. 

Hẹn gặp lại Quý vị tại Cuộc họp thông báo về kết quả Đại hội XIII ngay sau khi Đại hội kết thúc.

Nhóm tin: